Điều kiện về ánh sáng
Chế độ ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của một bức ảnh, đôi khi nó còn là yếu tố quyết định để tạo nên những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt.
Chụp ảnh ngoài trời khi ánh nắng rực rỡ, chụp ảnh trong nhà dưới ánh đèn điện hay trong điều kiện trời âm u... Những tình huống đó có thể xảy ra với mọi nhiếp ảnh gia. Mặc dù dưới con mắt của bạn, ánh nắng mặt trời hay ánh sáng dịu trong nhà là rất đẹp, nhưng khi lên phim - mọi thứ không hẳn như vậy. Đó là lý do tại sao có những cuộn phim đặc biệt được sản xuất ra dùng riêng để chụp ngoài trời và trong nhà.
Khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, muốn khắc phục nhược điểm này, máy của bạn cần được cài đặt chế độ chỉnh ánh sáng tự động. Nếu như chế độ chỉnh ánh sáng tự động bị cài đặt sai, thì toàn bộ bức ảnh sẽ hỏng. Trong trường hợp loại lỗi này xảy ra với máy ảnh cơ, bức ảnh có thể bị hỏng nhẹ, còn với máy ảnh kỹ thuật số - nhiều khả năng, bức ảnh sẽ hỏng hẳn và không thể cứu vãn.
Những lỗi thường gặp khi chụp ảnh
Khi bấm máy ở chế độ thường, bạn có thể sẽ quên mất rằng máy ảnh của bạn đang được đặt ở chế độ ánh sáng tồi nhất. Photoshop có thể giúp bạn tái tạo lại bức ảnh như hình bên phải chỉ trong 1/30 giây.
Đôi khi mắt thường sẽ đánh lừa chúng ta về màu sắc. Trong mắt chúng ta có hàng triệu tế bào hình que ở võng mạc cảm biến màu. Khi mắt chúng ta quan sát, cũng giống như khi chụp ảnh, hiện tượng "hiệu ứng phòng tối" sẽ diễn ra trong những lớp thần kinh của mắt và đồng thời tín hiệu sẽ được truyền tới bộ não, các hình khối được hình thành, màu sắc được điều chỉnh tiêu cự và bắt đầu trở nên rõ nét. Mắt thường có thể nhận biết rất nhiều màu sắc với độ chói khác nhau, chứ không chỉ thuần tuý là 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lá cây và xanh da trời.
Những lỗi thường gặp về màu sắc khi chụp ảnh là màu sắc thường không rõ nét hoặc trở thành màu "giả". Nguyên nhân có thể do chọn sai nguồn sáng khiến toàn bộ màu sắc trong bức ảnh trở thành màu "giả". Bóng râm trở nên quá đậm nét, những điểm nhấn khác như hàm răng hoặc phần lòng trắng trong mắt người sẽ biến thành màu xám trắng. Trong một khung cảnh ngoài trời, phần tường sơn trắng của những căn nhà, những tảng đá xám, lốp xe có vạch trắng, vạch sơn trắng trên vỉa hè, thân cây chết khô màu xám; tất cả những màu sắc đó rất dễ trộn lẫn và đều cần chỉnh sửa.
Chỉnh màu sắc trong Photoshop
- Kích hoạt chương trình Adobe Photoshop.
- Chọn File --> Open, chỉ đường dẫn đến nơi bạn chứa file ảnh cần chỉnh sửa trên máy để mở ra.
- Chọn Image --> Adjustments --> Levels hoặc Curves. Bạn chỉ cần dùng một trong 2 tiện ích trên là đủ vì chúng có chức năng giống nhau. Cửa sổ điều chỉnh sau sẽ hiện ra, có những nút điều chỉnh độ đậm nhạt từ thấp đến cao. Mức điều chỉnh ở giữa sẽ biến màu nền trên bức ảnh thành màu xám. Mức bên phải sẽ khiến màu sắc trên bức ảnh trở nên trắng và sáng hơn, mức bên trái khiến màu sắc tối đi, trở thành màu đen.
Ngoài 3 mức chỉnh màu sắc tối sáng trên, còn có một nút điều chỉnh khác dùng để chọn màu (nút Options...). Chọn Options, hộp thoại Auto Color Correction Options hiện ra, Khi bạn kích vào hộp màu bên cạnh các lựa chọn: Shadows, Midtones, Highlights - một bảng màu sẽ hiện ra, tuỳ bạn lựa chọn. Trên Photoshop, màu sắc được mặc định sẵn luôn luôn là màu xám nhạt, ở mức độ 50%.
Hãy chọn một điểm bất kỳ trên bức ảnh của bạn rôi nhấn vào màu xám (đây là cách mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng khi sửa ảnh). Trên bảng màu chọn màu gần giống với màu xám nhất. Vậy là bất kỳ điểm nào mà bạn kích vào sẽ có màu xám và tất cả những điểm xung quanh đó sẽ được điều chỉnh màu. Nên nhớ: nhiều người thường nhớ màu sắc đậm hơn so với màu thật.
Bức ảnh bên trái trông giống như được chụp trong bóng râm. Bức ảnh bên phải màu sắc có khá hơn nhưng bị lỗi. Cả 2 đều không đạt yêu cầu.
Đây là một ví dụ về việc điều chỉnh màu sắc. Bức ảnh trên được chụp bằng bằng ống kính mở, chụp ngoài trời khi trời nắng và sử dụng chức năng điều chỉnh màu tự động. Rõ ràng là chức năng chỉnh màu tự động không có tác dụng gì vì bức ảnh được chụp trong ánh nắng chói chang. Nhựa đường màu xám, lốp xe màu xám đậm, thân cây màu sẫm và phần xi-măng lề đường tạo ra những sắc thái màu khác nhau. Vậy phải làm sao để phân biệt chúng.
Hãy xem bức hình dưới đây sau khi đã được chỉnh bằng Photoshop:
Phần nhựa đường đã được chỉnh thành màu lục lam và bóng râm đã bớt sẫm hơn. Sử dụng chức năng Điều chỉnh màu sắc trung hoà (Hue & Saturation) của Photoshop, bạn có thể tạo nên 6 mảng màu độc lập khác nhau bằng cách đìêu chỉnh từng khối màu riêng biệt trước khi nhấn OK. Bạn nên chọn khối màu xanh lục để những phần còn lại sẽ có màu xanh nhạt. Bánh xe trước có vẻ hơi đậm màu nên bạn nên chọn nó làm điểm nhấn. Từ điểm được chọn này, chọn màu xanh lục để có ảnh hưởng đến những phần còn lại của bức ảnh. Rồi phần nhựa đường màu nhạt của đường phố sẽ được điều chỉnh thành màu lục lam cũng theo cách tương tự. Bằng cách này, phần lớn những màu sắc ban đầu đã hiện hình trở lại trên bức ảnh. Nếu chưa được xem ảnh gốc, bạn sẽ không thể biết được đây là bức ảnh đã được chỉnh sửa.
Chỉnh màu sắc khi máy ảnh bị hỏng
Không chỉ tái tạo được màu sắc ở những bức ảnh chụp lỗi, Photoshop còn có khả năng tái tạo lại những bức ảnh được chụp bằng máy ảnh có chất lượng kém. Dưới đây là một bức ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số Nikon 990 bị hỏng. Kiểu ảnh bấm được cuối cùng trong 1 xưởng gỗ trước khi máy hỏng. Người chụp đã cẩn thận sử dụng chức năng tự điều chỉnh màu. Máy vẫn chạy bình thường nhưng ngay trước khi bấm máy, máy ảnh đột ngột trục trặc và lại chạy chức năng độ sáng ban ngày.
Màu sắc trên bức ảnh hoàn toàn sai lệch. Cả bức ảnh như nằm trong một luồng ánh sáng vàng.
Sử dụng công cụ Photoshop, các nhiếp ảnh gia lại chọn màu xám nền và điểm nhấn là phần đầu của chiếc máy. Công cụ điều chỉnh màu đã tỏ ra khá hoàn chỉnh và phần lớn các bức ảnh đã trở nên tương đối hoàn hảo.
Nhưng không phải có thể sửa chữa 100% bức ảnh. Bạn cũng nhận thấy rằng bức ảnh gốc khác xa so với bức ảnh đã sửa đổi. Có thể nói rằng 93,7% màu sắc đã được chỉnh sửa. Vì bức ảnh trông đã quá khác so với ảnh ban đầu. Và đó là những điều kỳ diệu mà Photoshop có thể làm được.